NGHIÊN CỨU VỀ TRIẾT HỌC NHƯ LAI TẠNG - LỜI TỰA


TRIẾT HỌC NHƯ LAI TẠNG
Nguyên tác: Pháp sư Ấn Thuận

Chuyển ngữ: Tỳ-kheo Thích Nhuận Thịnh

LỜI TỰA

(CỦA TÁC GIẢ)
Trong thời kỳ kháng chiến, tôi đã viết hai tác phẩm là Tìm hiểu nguồn gốc Duy thức học (唯識學探源) và Tìm hiểu ngồn gốc Tánh không học (性空學探源). Vì nhằm tìm hiểu nguồn gốc sâu xa của 3 hệ Đại thừa, nên vẫn còn muốn viết bộ Tìm hiểu nguồn gốc Như lai tạng học (如來藏學探源), vì kháng chiến đã kết thúc, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên không thể viết ra được. Sau khi đến Đài Loan, trong lúc tìm hiểu Kinh Luận, mới hiểu được rằng: duyên khởi và không, sự huân tập và biến đổi của Duy thức, tôi đã phát hiện ra nguồn gốc sâu xa của nó là ở trong kinh A-hàm và Phật giáo bộ phái, mà thuyết Như lai tạng (tức Phật tánh), lại là bất cộng pháp của Phật giáo Đại thừa, là ‘biệt giáo’.  Trong khi khai triển thuyết Như lai tạng, cùng kết hợp với ‘tâm thanh tịnh, bị khách trần làm nhiễm ô’ của kinh A-hàm nói, mà thuyết nguyên thỉ của Như lai tạng, là chân ngã. Như lai tạng ngã, ở trong thân tâm tương tục của chúng sanh, là niềm tin về ‘Pháp thân có mặt khắp nơi,’ ‘niết bàn thường trụ’, thông qua thuyết của kinh Đại thừa sơ kỳ gồm pháp và pháp đều bình đẳng với nhau, pháp và pháp đều có liên hệ với nhau mà khơi mở ra; trong khi khai triển của Đại thừa sơ kỳ, từ nhiều phương diện đã lộ ra đầu mối của tư tưởng này. Trong các bộ luận Đại thừa của Long thọ, vẫn chưa có nói rõ ràng đến Như lai tạng và Phật tánh, cho nên đây là tư tưởng của Đại thừa hậu kỳ. Từ thế kỷ 3 A.D. về sau, chính là thời đại Văn học về Phạm của Ấn độ phục hưng, Phật giáo Đại thừa Ấn độ cũng phải thích ứng với tư trào này, nên nói ‘tạng của Như lai’, nói rõ hơn: “ngã, ấy tức là nghĩa của Như lai tạng; tất cả chúng sanh thảy đều có Phật tánh, tức là nghĩa của ngã.”
Tất cả chúng sanh có Như lai tạng ngã, trong giới Phật giáo Trung Quốc, từ xưa đến nay chưa từng cảm thấy bất ngờ, chỉ là tin tưởng tán thán, nhưng giới Phật giáo Ấn độ có thể thấy bất đồng! Cái ngã thường trụ bất biến, vi diệu và an lạc, là tự thể sanh mạng của chúng sanh; chuyển đổi mê vọng để đạt thành ‘Phạm-ngã nhất như’, được giải thoát chân thật, là dòng chính tư tưởng Thần giáo của Ấn độ. Đức Thích tôn vì nhân loại mà thuyết pháp, từ trong uẩn-giới-xứ của chúng sanh, quán tất cả pháp đều được sanh ra do duyên, vì vô thường nên khổ, vì khổ nên không có ngã, không có ngã sở; dựa vào không, vô ngã để được giải thoát, hiển lộ ra Phật pháp bất cộng với thế gian, siêu việt khỏi thế gian. Từ Phật giáo Bộ phái đến Phật giáo Đại thừa sơ kỳ, trên mặt trình bày có vô biên phương tiện khác nhau, nhưng chủ trương dựa vào không, vô ngã để được giải thoát, thì vẫn được công nhận. Bây giờ nói, trong uẩn-giới-xứ của tất cả chúng sanh, có Như lai tạng ngã thường trụ, thanh tịnh, đây là giáo thuyết rất bất bình thường vậy! Phật giáo Ấn độ đã có truyền thống rất lâu dài, những người theo Đại thừa vẫn không quên đi giáo pháp của đức Thích tôn, đối với Như lai tạng ngã, bắt đầu cho nó những giải thích hợp lý: Như lai tạng là dựa theo tánh không của chân như để nói, hoặc dựa theo cái không của duyên khởi để nói. Như vậy, Phật là người có cái Như lai tạng đã thoát khỏi trói buộc, nên có thể gọi là ‘đại ngã’ (hoặc dựa theo 8 thứ tự tại để nói), mà cái Như lai tạng trên địa vị chúng sanh thì được giải thích là ‘cái tạng Như lai vô ngã’. Tất cả chúng sanh có Phật tánh (đồng nghĩa với Như lai tạng), được giải thích là ‘sẽ có’. Đây là thuyết Như lai tạng của Phật giáo Đại thừa Ấn độ (nhưng, cái Như lai tạng ngã của chúng sanh, trong Phật giáo Bí mật Đại thừa, phát triển thành ‘Phật bản sơ’, so với thuyết Phạm-ngã nhất như của Ấn độ, có thể nói đã đạt đến mức nhất trí).


Trong quá trình viết tác phẩm Sơ kỳ Đại thừa Phật giáo chi khởi nguyên và khai triển (初期大乘佛教之起源與開展), nhân tiện, tôi thu thập và ghi chép lại một vài tư liệu có liên quan đến thuyết Như lai tạng và Phật tánh. Nay tôi mang ra chỉnh lý lại, bổ sung thêm một số lựa chọn về Kinh Luận của Đại thừa hậu kỳ, đề tên là Nghiên cứu về triết học Như lai tạng (如來藏之研究), xem như là Tìm hiểu nguồn gốc Như lai tạng học mà trước đây muốn viết mà không viết, và đã bổ túc cho một tâm nguyện từ trước.

2 nhận xét:

  1. Mô Phật.
    Con kính chào thầy.
    Lời tựa lại nằm cuối cùng!
    Cảm ơn thầy đã dịch và phổ biến tư liệu giá trị này ạ.
    À, thầy là đệ tử sư ông Bình Định à?

    Trả lờiXóa
  2. chiều qua, quét lá sân chùa - băn khoăn, thoáng nghĩ... tre già trổ bông...
    Hòa Thượng Thích Giác Viên - TBTS Phật giáo thành phố Đà Nẵng, viên tịch 09 giờ 20 phút ngày 23 tháng 11 năm 2012 (nhằm ngày 10 tháng 10 năm Nhâm Thìn), trụ thế: 83 năm, hạ lạp: 44 năm.
    Hòa Thượng Thích Đắc Pháp - TBTS Phật giáo tỉnh Vĩnh Long, Viện chủ thiền viện Sơn Thắng - tỉnh Vĩnh Long, viên tịch vào lúc 15g, ngày 18-1-2013, (nhằm ngày 7 tháng Chạp, năm Nhâm Thìn),trụ thế 75 tuổi, hạ lạp 50 năm.
    Trưởng lão Hòa Thượng Thích Thanh Bích, Phó Pháp chủ GHPGVN – Tổ đường chùa Hội Xá, xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín, Tp. Hà Nội, viên tịch vào lúc 8 giờ 20 phút ngày 23 tháng 3 năm 2013 (nhằm ngày 12 tháng 02 năm Quý Tỵ), trụ thế: 101 năm, hạ lạp: 76 năm.
    Hòa Thượng Thích Chơn Thành - TBTS Phật giáo tỉnh Bình Thuận, viên tịch vào lúc 23giờ, ngày 11-3-2013 (nhằm ngày 30 tháng Giêng năm Quý Tỵ), trụ thế: 74 năm, hạ lạp: 46 năm
    Hòa Thượng Thích Giác Dũng - Thành viên HĐCM, Trưởng giáo đoàn III Hệ phái Phật giáo Khất sĩ, thị tịch vào 9g45 sáng 5-4-2013 (nhằm ngày 25-2-Quý Tỵ), trụ thế 84 năm, hạ lạp: 44 năm.
    Trưởng lão Hòa Thượng Thích Thiện Nhơn, viện chủ tổ đình Thiên Đức (Bình Định), sinh năm 1931, thâu thần thị tịch sáng 20-4-2013 (nhằm ngày 11-3-Quý Tỵ), trụ thế: 83 năm, hạ lạp: 63 năm.
    Đại lão Hòa Thượng Thích Từ Nhơn, trụ trì Việt Nam Quốc Tự (TP.HCM), viện chủ chùa Phước Thạnh (tỉnh Đồng Tháp), viên tịch lúc 7giờ sáng ngày 25-4-2013 (nhằm ngày 16 tháng 3 năm Quý Tỵ), trụ thế: 88 năm, hạ lạp: 68 năm.
    Đại lão Hòa Thượng Thích Quảng Mẫn, trụ trì tổ đình Nam Hải, Thiên Phúc (Trà Phương), Vĩnh Phúc, P.Quán Trữ, Q.Kiến An, TP.Hải Phòng, thâu thần thị tịch sáng 29-4-2013 (nhằm ngày 20 tháng 3 năm Quý Tỵ), trụ thế 91 năm, hạ lạp 65 năm.

    http://friends-friendship.blogspot.com/2013/04/chieu-qua-quet-la-san-chua-ban-khoan.html

    Trả lờiXóa